Tầm Soát Các Bệnh Lý Lây Truyền Qua Đường Tình Dục

Nhiều căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) không có triệu chứng rõ ràng nhưng có thể dễ dàng được chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Ngược lại, nếu không được điều trị, STD có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho bạn, người phối ngẫu và cả thai nhi. Hiểu biết và tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là cách bảo vệ bạn và người thân của bạn. Và việc tư vấn với bác sĩ rất quan trọng để đảm bảo có thể thực hiện các xét nghiệm chính xác, dựa trên biểu hiện lâm sàng và bệnh sử của bạn.

BỆNH GIANG MAI (VDRL/RPR & TPHA)

Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn Treponema pallidum. Các xét nghiệm được sử dụng sẽ tìm kiếm các kháng thể trong máu phản ứng với viêm nhiễm T. pallidum.

Khi nào nên khám?
Khi nghi ngờ có triệu chứng mắc bệnh giang mai; mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác hoặc nhiễm HIV; người thân được chẩn đoán mắc bệnh giang mai; hoạt động tình dục có nguy cơ cao; đang mang thai hoặc quan hệ đồng giới.

Cách lấy mẫu như thế nào?

  • Lấy máu từ mạch máu cánh tay.

Kết quả cho thấy điều gì?
Kết quả âm tính đối với cả hai VRDL và TPHA cho thấy không có dấu hiệu mắc bệnh.
Kết quả dương tính đối với cả VRDL và TPHA cho thấy đã mắc giang mai.
Kết quả dương tính với VDRL và âm tính với TPHA có thể cho kết quả dương tính với VRDL sai và sẽ được khuyến nghị làm thêm các xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán.

BỆNH NHIỄM CHLAMYDIA

Chlamydia là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất và gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị. Xét nghiệm sẽ được tiến hành để xác định vi khuẩn gây bệnh – Chlamydia trachomatis.

Khi nào nên khám?
Đối với nữ giới:

  • Nên khám hàng năm đối với phụ nữ dưới 25 tuổi và có quan hệ tình dục thường xuyên, hoặc phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ như: có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình, hoặc có bạn tình mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang có dự định mang thai.
  • Khi có các triệu chứng như đau buốt khi đi tiểu, tiết dịch âm đạo bất thường hoặc đau bụng

Đối với nam giới:

  • Nên khám hàng năm nếu có quan hệ đồng giới
  • Khi có triệu chứng như đau khi đi tiểu

Đối với trẻ sơ sinh

  • Khi trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc

Cách lấy mẫu như thế nào?
Đối với nữ giới:

  • Lấy mẫu bằng tăm bông hoặc dịch từ âm đạo

Đối với nam giới:

  • Lấy mẫu bằng tăm bông từ dịch trong dương vật

Kết quả cho thấy điều gì?
Dương tính xác nhận đã mắc bệnh và cần điều trị.
Âm tính xác nhận không có dấu hiệu bị lây nhiễm.

  • Các bệnh nhân có nguy cơ cao cần khám sàng lọc định kì hàng năm vì thường có khả năng mắc hoặc tái mắc bệnh.

Người thân của bạn cũng cần đi khám và chữa trị (nếu cần) nếu bạn mắc bệnh.

GONORRHOEA (BỆNH LẬU)

Là bệnh gì?
Gonorrhoea (bệnh lậu) cũng là bệnh lây nhiễm phổ biến qua đường tình dục và sẽ gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị. Việc khám sàng lọc nhằm phát hiện vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae.

Khi nào nên khám?

Đối với nữ giới:

  • Nên khám hàng năm đối với phụ nữ dưới 25 tuổi và có quan hệ tình dục thường xuyên, hoặc phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ như: có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình, hoặc có bạn tình mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang có dự định mang thai.
  • Khi có các triệu chứng như đau buốt khi đi tiểu, tiết dịch âm đạo bất thường hoặc đau bụng

Đối với nam giới:

  • Khi có các triệu chứng như bị đau khi tiểu, ra dịch bất thường ở dương vật hoặc tinh hoàn bị sưng và đau.

Đối với trẻ sơ sinh

  • Khi trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc

Cách lấy mẫu như thế nào?

Đối với nữ giới:

  • Dùng bằng tăm bông lấy dịch từ âm đạo hoặc nước tiểu đầu

Đối với nam giới:

  • Dùng tăm bông lấy dịch từ dương vật hoặc nước tiểu đầu

Kết quả cho thấy điều gì?
Kết quả dương tính xác nhận đã mắc bệnh và cần điều trị.
Kết quả âm tính xác nhận không có dấu hiệu bị lây nhiễm.

  • Các bệnh nhân có nguy cơ cao cần khám sàng lọc định kì hàng năm vì thường có khả năng mắc hoặc tái mắc bệnh.

Người thân của bạn cũng cần đi khám và chữa trị (nếu cần) nếu bạn mắc bệnh.

SÀNG LỌC NIỆU SINH DỤC (TRICHOMONAS, MYCOPLASMA VÀ UREAPLASMA)

Gồm những bệnh gì?
Nhiễm khuẩn Trichomonas là ký sinh trùng gây nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng niệu đạo ở nam giới. Các vi khuẩn Ureaplasma urealyticum và Mycoplasma hominis chủ yếu xâm nhập qua đường sinh dục, các bệnh ở người lớn và bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh. Khám và xét nghiệm nhằm xác định các sinh vật này trong một mẫu phẩm thuộc đường tiểu hoặc bộ phận sinh dục.

Khi nào nên khám?
Khi có các triệu chứng viêm nhiễm, ở phụ nữ như: dịch âm đạo có mùi hôi, ngứa bộ phận sinh dục hoặc tiểu buốt
Ở nam giới có thể là ngứa, khó chịu ở bộ phận sinh dục, buốt sau khi tiểu hoặc xuất tinh, hoặc tiết dịch bất thường từ dương vật.

Cách lấy mẫu như thế nào?
Đối với nữ giới:

  • Lấy mẫu bằng tăm bông từ dịch âm đạo hoặc nước tiểu đầu

Đối với nam giới:

  • Mẫu nước tiểu đầu

Kết quả cho thấy điều gì?

  • Kết quả dương tính cho Ureaplasma và/ hoặc Mycoplasma sẽ bao gồm kết quả xét nghiệm mức độ nhạy cảm, định hướng cho bác sĩ có phương pháp điều trị thích hợp.
  • Kết quả âm tính có thể cho thấy các bộ phận này không bị viêm nhiễm và các triệu chứng do nguyên nhân khác.
  • Bác sĩ sẽ tư vấn thêm nếu các triệu chứng vẫn tồn tại.

HIV

Là vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV), nguyên nhân gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Xét nghiệm HIV phát hiện kháng thể HIV và/ hoặc kháng nguyên HIV p24 trong máu.
Khi nào nên khám?

  • Ít nhất 1 lần mỗi năm nếu bạn tăng nguy cơ mắc bệnh như: quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm hoặc quan hệ đồng giới.
  • Khi bạn nghĩ mình có thể đã tiếp xúc với vi-rút.
  • Trước và trong khi mang thai.

Cách lấy mẫu như thế nào?

  • Lấy máu từ cánh tay.

Kết quả cho thấy điều gì?
Kết quả âm tính cho thấy không có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Kết quả dương tính xác nhận đã mắc bệnh và cần điều trị.

  • Các bệnh nhân có nguy cơ cao cần phải lặp lại việc khám sàng lọc hàng năm vì thường có khả năng tái bệnh.
  • Khi bạn vừa tiếp xúc với vi rút, nên khám nhắc lại sau 4 – 6 tuần để đảm bảo an toàn.

HEPATITIS B

Viêm gan B (Hep B) là một bệnh nhiễm trùng gan do vi rút viêm gan B gây ra (HBV). Vi-rút HBV lây lan qua tiếp xúc đường máu hoặc chất dịch từ người mắc bệnh. Dùng chung kim tiêm hoặc quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân có thể dẫn tới mắc bệnh.

Xét nghiệm máu viêm gan B phát hiện protein và/ hoặc kháng thể của vi-rút trong cơ thể khi phản ứng lại bệnh. Xét nghiệm sẽ bao gồm kháng nguyên bề mặt Hep B (HBsAg), kháng thể bề mặt Hep B (anti-HBs) và kháng thể kháng viêm gan B (anti-HBc).

Khi nào nên khám?

  • Khi bạn có nguy cơ cao tiếp xúc với vi rút HBV thường xuyên qua đường máu hoặc chất dịch cơ thể từ người khác, như quan hệ tình dục không an toàn, dùng kim tiêm hoặc ở nơi làm việc.
  • Khi bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan như bị vàng da hay kết quả khám xét nghiệm chức năng gan bất thường.
  • Khi bạn đang điều trị dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc hoá trị.

Cách lấy mẫu như thế nào?

  • Lấy máu từ cánh tay.

Kết quả cho thấy điều gì?
Bảng dưới đây tổng kết các kết quả có thể có được:

Zalo