Tin tức

FV cứu thành công bệnh nhân nặng 110kg khỏi cơn “chết đuối trên cạn”

Với việc đầu tư mới hoàn toàn phòng Can thiệp Tim mạch từ tháng 5/2018, Bệnh viện FV đã tiếp nhận và xử lý nhiều ca cấp cứu liên quan đến bệnh lý tim mạch trong đó không ít ca nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch vành nguy hiểm…

BỆNH NHÂN SUÝT… “CHẾT ĐUỐI TRÊN CẠN”

Vừa đáp chuyến bay đến Việt Nam, ông William Anthur Spiers (71 tuổi, người Úc) đã bị một cơn khó thở “đột kích”. Với trọng lượng gần 100kg, ông không thể nói năng được, chỉ nặng nề thở dốc từng cơn. Người nhà ngay lập tức đưa ông vào Bệnh viện FV cấp cứu.

Thạc sĩ. Bác sĩ Lê Minh Đức – chuyên khoa tim mạch – người đầu tiên tiếp nhận cấp cứu cho ông William ghi nhận lúc ông nhập viện huyết áp lên cao đến 170 – 180, mồ hôi vã ra như tắm, hơi thở vô cùng khó khăn. Người nhà cho biết bệnh nhân thuộc dạng béo phì, mang nhiều tiền sử bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, thận mãn tính,… nhưng lại rất hiếm khi kiểm tra sức khỏe. Tình cảnh bệnh nhân lúc này như bị … chết đuối trên cạn, miệng há to như tranh thủ hớp từng ngụm thở, tiếng kêu hồng hộc vang dội khắp phòng.

Dựa vào kinh nghiệm dày dặn của mình, bác sĩ Minh Đức đưa ra chẩn đoán: “Bệnh nhân khó thở, vã mồ hôi đồng thời huyết áp lên cao như vậy nguyên nhân nằm ở tim hoặc phổi, thậm chí là cả hai”. Trong tích tắc, ông xác định vì tim yếu nên làm nhịp tim bị rối loạn, dẫn đến tình trạng ứ nước ở phổi nên cần phải giúp bệnh nhân ổn định sức khỏe bằng thuốc và truyền dịch, đồng thời mau chóng hút nước dịch ra khỏi cơ thể để giảm tải cho tim. Ê-kip cấp cứu đồng loạt thực hiện nhiệm vụ, sau 2- 3 giờ kiên nhẫn theo dõi tình trạng bệnh nhân dần dần cải thiện.

Sau khi thả lỏng được tinh thần, Bác sĩ Lê Minh Đức cho biết: “Nếu nhập viện trễ một chút nữa thôi, bệnh nhân sẽ không thể cứu được. Trong Y khoa thường gọi phù phổi là “chết đuối trên cạn” bởi tình trạng tăng áp lực mạch máu khiến chất dịch xâm nhập vào phế nang phổi, khiến người bệnh không thở được và tử vong mau chóng”.

ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI BỆNH ĐẾN TẬN GỐC RỄ

Sau khi giúp ông William Anthur Spiers thoát khỏi chứng phù phổi nguy hiểm, bác sĩ Lê Minh Đức vẫn chưa hết âu lo bởi bệnh nhân vẫn còn biểu hiện rối loạn nhịp tim rung nhĩ. Sau cuộc hội chẩn nhanh diễn ra giữa chuyên khoa Cấp cứu với Nội – Tim mạch, bệnh nhân được cấp tốc chuyển sang điều trị tại phòng Can thiệp Tim Mạch (Cathlab) do Trưởng khoa Tim mạch của Bệnh viện FV  – Bác sĩ Huỳnh Ngọc Long đảm nhiệm.

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Long cẩn thận xem xét các xét nghiệm và hình ảnh chụp mạch vành, nhận định: “Bệnh nhân có mạch máu to nhưng không thể giúp máu lưu thông tốt, bởi vì nhánh liên thất trước hẹp hơn 90% gần như tắc nghẽn và nhánh mạch vành phải hẹp ngay đoạn đầu cũng hơn 90%, gây nên rung nhĩ, thiếu máu trầm trọng. Tình trạng hiểm nghèo không khác gì người khổng lồ bị bóp cổ vậy”.

Với kinh nghiệm từng phẫu thuật thành công hơn 10.000 ca thông tim can thiệp, bác sĩ Huỳnh Ngọc Long nhanh chóng thực hiện can thiệp nội mạch. Đầu tiên, ông giúp bệnh nhân khai thông nhánh liên thất trước và đặt một ống stent dài 45mm để bảo vệ mạch máu không bị tắc nghẽn trở lại. Tương tự, nhánh mạch vành bên phải cũng được xử lý khỏi tắc nghẽn bằng một stent có chiều dài 23mm. Toàn bộ thao tác này đòi hỏi sự tập trung cao độ bởi tình trạng hẹp “thắt nút cổ chai” dễ gây tăng áp lực làm vỡ mạch máu. Các ống stent được nong dần từng chút một để tăng kích thước từ 3.5mmm lên 4.0mm giúp lòng mạch máu nở rộng hơn. Khoảng 1 giờ sau, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp. Bệnh nhân hết loạn nhịp tim (rung nhĩ) hồi phục nhịp xoang đều, hơi thở nhẹ nhàng dễ chịu.

Với lợi thế của một bệnh viện đa chuyên khoa, Bệnh viện FV đã cứu chữa cho bệnh nhân William Anthur Spiers thoát khỏi chứng phù phổi một cách nhanh chóng và hiệu quả. Sự phối hợp ăn ý giữa đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm như: Bác sĩ Huỳnh Ngọc Long, Bác sĩ Lê Minh Đức và ekip điều trị, cùng trang thiết bị hiện đại của phòng Cathlab đã tạo nên một vòng tròn hoàn hảo, giúp bệnh nhân được điều trị triệt để và toàn diện.

BS. Huỳnh Ngọc Long – Trưởng khoa tim mạch bệnh viện FV (thứ 3 từ trái sang) cùng êkíp trong phòng Cathlab

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Long và những con số biết nói:

  • Điều trị thành công hơn 10.000 ca can thiệp tim mạch.
  • Là một trong 3 chuyên gia hàng đầu về thông tim ở miền Nam Việt Nam.
  • 17 năm đảm nhận chức vụ Phó khoa Thông tim can thiệp của Viện Tim Tp.HCM
  • Đào tạo và xây dựng thành công 20 khoa Thông tim can thiệp cho các bệnh viện trên cả nước.
  • Hơn 24 năm kinh nghiệm về Tim mạch và Tim mạch can thiệp.

Cấp cứu Tim mạch tại Bệnh viện FV: 028 5411 3500

Zalo