Kỹ Thuật Hít Sâu Nín Thở và Thiết Bị Điều Phối Nhịp Thở Chủ Động

KỸ THUẬT HÍT SÂU NÍN THỞ LÀ GÌ?

Hít sâu nín thở là một kỹ thuật xạ trị trong đó bệnh nhân hít sâu trong quá trình điều trị, và nín thở trong khi chiếu xạ. Khi hít sâu, phổi lấp đầy không khí và tách tim với thành ngực. Kỹ thuật hít sâu nín thở hữu ích trong trường hợp cần xạ trị ở vùng ngực và tránh liều bức xạ đến tim.

MỤC ĐÍCH CỦA KỸ THUẬT HÍT SÂU NÍN THỞ?

Hít sâu nín thở là một kỹ thuật rất đặc biệt được dùng trong những trường hợp cụ thể để giảm liều bức xạ đến tim. Kỹ thuật hít sâu nín thở có thể được sử dụng cho điều trị:

  • Ung thư vú trái
  • Ung thư vú phải với các hạch vú trong (các hạch ở vùng giữa hai phổi)
  • Lymphôm ở vùng ngực
  • Các khối bướu khác ở vùng ngực hoặc bụng trên khi cần.

Có nhiều cách để giảm liều bức xạ đến tim, và hít sâu nín thở là một trong những kỹ thuật phù hợp với một số bệnh nhân. Do mỗi người có vị trí tim tự nhiên rất khác nhau nên nhóm xạ trị sẽ đánh giá trên từng bệnh nhân.

Ý NGHĨA CỦA KỸ THUẬT HÍT SÂU NÍN THỞ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN?

Kỹ thuật hít sâu nín thở giúp việc chiếu xạ trùng khớp lúc bệnh nhân nín thở, nhằm hạn chế tia bức xạ tiếp xúc với tim trong quá trình điều trị. Nhóm xạ trị sẽ hướng dẫn bệnh nhân khi cần dùng đến kỹ thuật này.

Trong quá trình thực hiện kỹ thuật hít sâu nín thở, bệnh nhân phải nín thở lên đến 30 giây. Tia xạ chỉ phát khi bệnh nhân hít đủ sâu. Hình ảnh bên dưới cho thấy tim di chuyển ra khỏi vùng điều trị (hiển thị trong ô màu trắng) khi phổi lấp đầy không khí.

Tim di chuyển khỏi vùng điều trị khi phổi lấp đầy không khí

THIẾT BỊ ĐIỀU PHỐI NHỊP THỞ CHỦ ĐỘNG (ABC) LÀ GÌ?

Khi thở, các cơ quan trong vùng ngực và bụng (như gan và tim) sẽ di chuyển. Thiết bị điều phối nhịp thở chủ động (ABC) được dùng để giảm số cơ quan di chuyển bằng cách nín thở. Đây gọi là kỹ thuật nín thở.

Thiết bị ABC bao gồm kẹp mũi, ống ngậm, dây nối và nút màu xanh lá cây. Bệnh nhân có thể nhấn nút màu xanh lá cây khi đã sẵn sàng nín thở. Nếu cần ngừng nín thở vì bất kỳ lý do gì, bệnh nhân có thể thả tay hoặc ngừng nhấn nút màu xanh lá cây và việc nín thở sẽ ngừng lại.

Bệnh nhân sẽ có thời gian để thở giữa các lần nín thở.

Bệnh nhân sẽ sử dụng thiết bị ABC khi chụp cắt lớp vi tính (CT) mô phỏng (dùng tia X ghi nhận hình ảnh chi tiết của cơ thể) và xạ trị. Bệnh nhân có thể cần nín thở vài lần để hoàn thành việc chụp CT mô phỏng và điều trị.

Bệnh nhân sẽ có một buổi hướng dẫn về cách sử dụng thiết bị ABC. Sau đó, bệnh nhân sẽ luyện tập cho đến khi sẵn sàng và thường xuyên theo yêu cầu. Chu kỳ thở và thời gian bệnh nhân có thể nín thở sẽ được đo và ghi lại.

Đối với chụp CT mô phỏng: sau khi luyện tập, kỹ thuật viên xạ trị sẽ thiết lập tư thế điều trị và kết nối thiết bị ABC, sau đó sẽ tiến hành chụp CT khi thở tự do và khi nín thở. Những hình ảnh CT này sẽ được sử dụng để lập kế hoạch điều trị.

Đối với buổi xạ trị: bệnh nhân sẽ luyện tập lại trước buổi xạ trị đầu tiên và trước những buổi xạ trị tiếp theo cho đến khi quen thuộc với quy trình. Bệnh nhân có thể cần nín thở vài lần để hoàn thành mỗi buổi xạ trị.

BỆNH NHÂN NÊN LÀM GÌ ĐỂ NÍN THỞ VỚI THIẾT BỊ ABC?

  • Bệnh nhân sẽ ngậm ống ngậm được gắn với ống nối, cùng với phế dung kế (thiết bị đo thể tích khí hít vào từ phổi). Kẹp mũi sẽ bịt kín hai lỗ mũi để ngăn bệnh nhân thở bằng mũi. Bệnh nhân dùng tay giữ nút màu xanh lá cây.
  • Màn hình ABC sẽ được đặt gần bệnh nhân để hiển thị chu kỳ thở (đường màu đỏ hoặc xanh dương) và mức thể tích khí dự kiến trong phổi mà bệnh nhân cần nín thở để đạt được (đường màu xanh lá cây).

Khi không nhấn nút màu xanh lá cây, đường hiển thị chu kỳ thở là đường thẳng màu đỏ

  • Sau đó, kỹ thuật viên xạ trị sẽ giải thích và hướng dẫn bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Kỹ thuật viên xạ trị sẽ điều khiển máy từ bên ngoài phòng điều trị.

Bước 1: nhấn nút màu xanh lá cây khi bệnh nhân đã sẵn sàng cho quy trình nín thở.

Đường hiển thị chu kỳ thở có màu xanh dươngvà dao động lên xuống

Bước 2: đạt mức nín thở dự kiến và nín thở: bệnh nhân nên thở bình thường cho đến khi kỹ thuật viên xạ trị yêu cầu hít sâu. Khi thể tích khí dự kiến đã lấp đầy trong phổi, van của hệ thống ABC sẽ đóng lại và không cho phép bệnh nhân thở. Lúc đó, bệnh nhân cần nín thở trong vòng 25 đến 30 giây, và kỹ thuật viên xạ trị sẽ thu nhận hình ảnh CT hoặc phát liều xạ.

Khi đạt mức thể tích khí dự kiến trong phổi, đường màu xanh dương hiển thị chu kỳ thở sẽ nằm trong vùng màu xanh lá cây

Bước 3: ngưng nín thở: 5 giây trước khi ngưng nín thở, kỹ thuật viên xạ trị sẽ đếm ngược “5-4-3-2-1-thở bình thường”, khi đó van sẽ mở trở lại và bệnh nhân có thể hít thở bình thường.

Đường hiển thị chu kỳ thở có màu xanh dương và dao động lên xuống

Bước 4: lặp lại quá trình nín thở để hoàn tất quy trình: kỹ thuật viên xạ trị sẽ yêu cầu bệnh nhân lặp lại bước 2 và 3 khi cần. Bệnh nhân sẽ có thời gian để hít thở giữa các lần nín thở.

Nếu muốn ngừng nín thở vì bất kỳ lý do gì, bệnh nhân có thể nhấn nút xanh 2 lần trong 1 giây, khi đó van sẽ mở và cho phép bệnh nhân hít thở bình thường.Màn hình sẽ hiển thị một đường thẳng màu đỏ cho chu kỳ thở của bệnh nhân và một thông báo màu đỏ sẽ hiện lên. Khi có tín hiệu này, kỹ thuật viên xạ trị phải đảm bảo ngừng chiếu xạ.

BỆNH NHÂN CẦN LƯU Ý GÌ KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ ABC ĐỂ ĐIỀU TRỊ?

  • Nhấn nút màu xanh lá 2 lần trong 1 giây:
    • Trong trường hợp khẩn cấp;
    • Nếu không thể tiếp tục nín thở;
    • Nếu cảm thấy ống ngậm hoặc kẹp mũi không bịt kín;
    • Nếu cần sự hỗ trợ của kỹ thuật viên xạ trị.
  • Quản lý hơi thở:
    • Làm đầy lồng ngực với lượng khí như nhau cho các lần hít sâu;
    • Để thiết bị ABC giữ hơi thở của mình;
    • Hít thở bình thường giữa các lần nín thở.

Trao đổi với kỹ thuật viên xạ trị hoặc bác sĩ ung bướu nếu bệnh nhân có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc.

Zalo