Bản Tin Sức Khỏe

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì? Hướng dẫn chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư

Ung thư là một căn bệnh phức tạp và có tỷ lệ tử vong cao. Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư nên ăn gì để giảm các tác dụng phụ và tăng cường khả năng chống lại bệnh tật? Bài viết này sẽ cung cấp một hướng dẫn toàn diện dựa trên các khuyến nghị khoa học và kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu.

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể? (Ảnh: holisticwholenessinstitute.com)

1. Tiêu chí xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư

Trước khi tìm hiểu bệnh nhân ung thư nên ăn gì, chúng ta nên hiểu rõ các tiêu chí để xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh nhân. Chế độ ăn này cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Chế độ ăn cần hỗ trợ chống lại tác động của hormone và các yếu tố  hình thành mạch máu nuôi khối u, hạn chế di căn và ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư. 
  • Ngăn ngừa và khắc phục suy dinh dưỡng, bảo vệ khối lượng cơ: Các phương pháp điều trị thường gây ra tình trạng chán ăn, khó tiêu, hấp thu kém, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng kéo dài có thể dẫn đến mất cơ, làm sức khỏe suy yếu nhanh chóng. Ngoài chế độ ăn, bệnh nhân nên kết hợp với vận động nhẹ nhàng để giữ được thể trạng cơ bắp.
  • Giảm thiểu tác dụng phụ và biến chứng: Chế độ ăn cần được điều chỉnh để giảm bớt các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, viêm loét miệng, khó nuốt… Đồng thời, cần chú ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống: Chế độ ăn ngon miệng, đa dạng, phù hợp với khẩu vị và sở thích của bệnh nhân sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn, từ đó cải thiện tinh thần và ý chí vượt qua căn bệnh ung thư.

Vậy nên, vấn đề bệnh nhân ung thư nên ăn gì cũng là yếu tố cần được quan tâm hàng  đầu. Trong các trường hợp bệnh nhân đang điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị, các bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua hai phương pháp sau: 

  • Chỉ số dinh dưỡng tiên lượng (PNI): PNI sử dụng các chỉ số như trọng lượng cơ thể, độ dày nếp gấp da, nồng độ albumin và transferrin huyết thanh để phân loại tình trạng dinh dưỡng
  • Đánh giá toàn diện chủ quan (PG-SGA): đánh giá này phân tích dựa trên lịch sử cân nặng, lượng thức ăn, các triệu chứng và chức năng cơ thể trong quá trình bệnh nhân giảm cân và khi có sự căng thẳng.

Ngoài ra, các tiêu chí như cân nặng dưới 80% cân nặng lý tưởng, giảm cân không chủ đích 10% trọng lượng cơ thể, hấp thụ kém, lỗ rò hoặc dẫn lưu áp xe và không thể ăn hoặc uống nhiều hơn 5 ngày cũng là những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân cần được hỗ trợ dinh dưỡng qua đường miệng, đường ruột hoặc đường tiêm. Thiết lập chế độ dinh dưỡng và tìm hiểu bệnh nhân ung thư nên ăn gì để cải thiện sức khỏe cũng như đủ sức chống chọi lại ung thư là một quá trình phức tạp và cần được điều chỉnh theo từng cá nhân. 

2. Hướng dẫn chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư cần được cá nhân hóa để phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc chung và các điều chỉnh có thể áp dụng để giảm nhẹ các tác dụng phụ thường gặp trong quá trình điều trị. Vậy bệnh nhân ung thư nên ăn gì? Dưới đây là hướng dẫn lựa chọn thực phẩm có lợi, lành mạnh và hỗ trợ quá trình điều trị ung thư.

Hiểu rõ bệnh nhân ung thư nên ăn gì trong giai đoạn điều trị sẽ trang bị cho bệnh nhân sức khỏe thể chất và tinh thần để tham gia điều trị dài hạn. (Ảnh: ominext.com)

2.1 Chế độ ăn kiểm soát chứng buồn nôn, nôn

Một số thuốc chống ung thư gây triệu chứng buồn nôn, mất vị giác khiến bệnh nhân chán ăn. Khoảng 20% bệnh nhân tử vong do suy dinh dưỡng trước khi vượt qua quá trình điều trị ung thư (1). Sau đây là một số chú ý để kiểm soát tình trạng này: 

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn.
  • Chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như bánh mì nướng, cơm trắng, súp loãng.
  • Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc có mùi nồng.
  • Uống nước gừng hoặc trà gừng để giảm buồn nôn.
  • Ăn các loại trái cây tươi mát như dưa hấu, dưa chuột, cam, quýt
  • Tránh ăn trước khi hóa trị hoặc xạ trị.

Triệu chứng buồn nôn sẽ nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân trải qua giai đoạn xạ trị và cũng là yếu tố hàng đầu khiến bệnh nhân suy kiệt sức khỏe trong giai đoạn điều trị. Trên đây là một số gợi ý để trả lời cho thắc mắc: “Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để hạn chế triệu chứng buồn nôn?”

2.2 Chế độ ăn kiểm soát chứng táo bón

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để giảm tình trạng táo bón khi điều trị? Táo bón là triệu chứng diễn ra sau quá trình hóa trị (gây ảnh hưởng niêm mạc ruột), xạ trị vùng bụng, tác dụng của thuốc giảm đau. Ngoài ra còn do trong quá trình điều trị bệnh nhân ít vận động, thường xuyên bị căng thẳng và sự thay đổi của chế độ dinh dưỡng. Bệnh nhân có thể cải thiện bằng các biện pháp:

  • Uống đủ nước (8-10 ly mỗi ngày).
  • Ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây.
  • Hạn chế thực phẩm có thể gây đầy hơi: các loại hạt, đậu, khoai lang,….
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ.

Táo bón do ung thư có thể làm tổn thương lòng ruột hoặc trực tràng, gây ra mất nước hay tắc nghẽn ruột, khiến cho táo bón càng nặng hơn. Ngoài ra, táo bón cũng có thể làm chậm hấp thu thuốc qua đường uống và giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trong quá trình điều trị.

2.3 Chế độ ăn kiểm soát chứng tiêu chảy

Ngoài táo bón, tiêu chảy là tình trạng khi bệnh nhân bị mất nước, đường ruột bị kích thích. Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để giảm tình trạng tiêu chảy và hạn chế tình trạng mất nước gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau đây là một số đề xuất cần thiết:

  • Uống nhiều nước để bù nước.
  • Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như chuối, cơm trắng, bánh mì nướng, táo nghiền.
  • Tránh các loại thực phẩm nhiều chất xơ, dầu mỡ, đường hoặc caffeine.
  • Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy theo chỉ định của bác sĩ.

Tiêu chảy nặng có thể dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều nước và có thể ảnh hưởng đến các chỉ số dinh dưỡng cũng như quá trình điều trị ung thư.

Các vấn để về tiêu hóa được quan tâm hàng đầu khi bệnh nhân tiếp nhận điều trị ung thư. (Ảnh: healthline.com)

2.4 Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư chán ăn, mất cảm giác ngon miệng

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để cải thiện vị giác, cũng như cân bằng chất lượng sống để nhanh lấy lại sức khỏe trong quá trình điều trị?

  • Ăn các món ăn yêu thích, ngay cả khi chỉ ăn được một vài miếng
  • Thử các loại gia vị khác nhau để kích thích vị giác
  • Ăn trong không gian thoải mái và yên tĩnh
  • Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ăn để kích thích sự thèm ăn
  • Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ

Thực phẩm không chỉ giúp người bệnh duy trì sự sống mà còn góp phần mang lại tinh thần thoải mái trong quá trình điều trị, kiến tạo nhiều năng lượng sống và lạc quan – đặc biệt khi phác đồ điều trị kéo dài hay lên kế hoạch cho thực đơn duy trì sau điều trị.

2.5 Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư bị thay đổi khẩu vị

Nếu xuất hiệu dấu hiệu thay đổi khẩu vị, bệnh nhân ung thư nên ăn gì để dần thích nghi hoặc cải thiện khẩu vị? Dưới đây là một số điều bệnh nhân cần lưu ý:

  • Điều chỉnh lại khẩu vị theo cảm giác của bệnh nhân ở thời điểm đó
  • Tăng cường gia vị bằng cách sử dụng các loại gia vị thảo mộc, gia vị cay nhẹ, hoặc các loại sốt để tăng hương vị cho món ăn.

Ngoài ra, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để biết bệnh nhân ung thư nên ăn gì để có chế độ ăn phù hợp với khẩu vị bệnh nhân

2.6 Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư bị loét miệng và đau

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để hạn chế các viêm loét tại vùng miệng? Một số gợi ý bên dưới sẽ giúp bệnh nhân giảm cảm giác đau và khó chịu khi bị nhiệt miệng trong quá trình điều trị ung thư.

  • Nhiệt độ thức ăn không nên quá nóng hoặc quá lạnh
  • Ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như súp, cháo, sữa chua
  • Tránh các loại thực phẩm cứng, giòn, cay nóng hoặc có tính axit
  • Uống nước mát hoặc ngậm đá để giảm đau
  • Sử dụng nước súc miệng đặc biệt để giảm viêm loét

Loét miệng là 1 trong những triệu chứng khó chịu nhất khi điều trị ung thư. Cảm giác đau đớn khi ăn sẽ làm giảm hứng thú ăn uống và làm cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần lựa chọn chế độ ăn phù hợp khi bệnh nhân ung thư bị loét miệng.

3. Bệnh nhân ung thư nên ăn gì? 

Chúng tôi đã trao đổi với Thạc sỹ – Bác sỹ CKII Nguyễn Viết Quỳnh Thư – Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế Bệnh viện FV, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện FV, để có được những lời khuyên chuyên sâu về chế độ thực phẩm. Bác sĩ Quỳnh Thư nhấn mạnh rằng: “Bệnh nhân ung thư nên có một chế độ dinh dưỡng khoa học được tính toán theo thể trạng của từng cá nhân, nhằm đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể theo từng giai đoạn bệnh, từ đó tăng khả năng được chữa khỏi và nâng cao chất lượng cuộc sống.”

ThS-BS CKII Nguyễn Viết Quỳnh Thư – Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế Bệnh viện FV chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. (Ảnh: Bệnh viện FV)

Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý để giải đáp câu hỏi: “Bệnh nhân ung thư nên ăn gì?”.

  • Rau xanh và trái cây: Giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Đặc biệt, các loại rau họ cải (bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn) có chứa sulforaphane, một hợp chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp cải thiện tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Chất đạm: Từ thịt gà, cá, đậu nành và các loại đậu, giúp duy trì cơ bắp và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Chất béo lành mạnh: dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt và cá béo, giúp giảm viêm và bảo vệ tim mạch.
  • Sữa chua: Chứa probiotic, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Các loại thảo mộc và gia vị: Gừng, tỏi, nghệ, … Gừng có tác dụng giảm buồn nôn và chống viêm. Nghệ chứa curcumin, một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Danh sách thực phẩm trên chỉ mang tính tham khảo, mỗi bệnh nhân sẽ đáp ứng với các loại thực phẩm khác nhau trong cùng tháp dinh dưỡng. Hãy liên hệ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có danh sách thực phẩm mang tính cá nhân hóa và chi tiết nhất để có quá trình điều trị ung thư an toàn, đầy đủ dinh dưỡng.

Xem thêm video clip Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị ung thư

Đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện FV đang đánh giá chỉ số dinh dưỡng của bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện FV)

4. Đặt lịch hẹn với Chuyên gia dinh dưỡng Bệnh viện FV

Để có được một chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể chất và tình trạng của cá nhân cũng như giải đáp được thắc mắc: “Bệnh nhân ung thư nên ăn gì?”, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng. Tại Bệnh viện FV, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên sâu cho bệnh nhân ung thư, giúp người bệnh xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và làm giảm tác dụng phụ do quá trình điều trị ung thư.

Hãy liên hệ với Bệnh viện FV ngay hôm nay và đặt lịch hẹn với chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết về chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp 

  • Địa chỉ Bệnh viện FV: 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng), Q7, Tp HCM
Zalo
Facebook messenger