Tin tức

Dịch vụ sàn chậu tại FV - xua tan nỗi lo “thầm kín” tuổi trung niên

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng mà người phụ nữ nào cũng mong muốn được trải qua trong đời nhưng tiềm ẩn sau đó là nguy cơ mắc các bệnh vùng kín, mà phổ biến là bệnh lý rối loạn chức năng sàn chậu.

Bệnh thường gặp ở phụ nữ từng mang thai/sinh con, người từ 40 tuổi trở lên, phụ nữ sau mãn kinh, người bị táo bón mạn tính, người thường xuyên làm việc nặng, người từng phẫu thuật vùng chậu… Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ vùng kín mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống nhưng vì tâm lý e ngại nên nhiều chị em đành âm thầm chịu đựng để vuột mất cơ hội điều trị bệnh sớm, triệt để.

Biểu hiện rối loạn chức năng sàn chậu

Sàn chậu là tổng thể của 3 hệ thống gồm: hệ thống sinh dục (tử cung, âm đạo), hệ thống niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn). Nhiệm vụ của sàn chậu là giữ cho các cơ quan này nằm đúng chỗ, không bị sa xuống khi làm việc nặng, vận động, chạy nhảy. Sàn chậu còn có vai trò đóng, mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn, giúp kiểm soát hoạt động đi tiêu và tiểu theo ý muốn, sinh hoạt tình dục, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, trải qua quá trình mang thai hoặc do yếu tố tuổi tác, hệ thống cơ và dây chằng vùng đáy chậu của người phụ nữ bị lão hóa, giãn ra nên không còn khả năng giữ các cơ quan vùng chậu ở đúng vị trí ban đầu. Ở giai đoạn sớm, người bệnh sẽ thấy xuất hiện khối phồng ở vùng âm hộ mỗi khi ngồi xổm, ho hoặc rặn đi cầu. Nếu không chữa trị kịp thời, khối phồng sẽ sa ra ngoài nhiều và thường xuyên hơn. Đến giai đoạn nặng, khối sa sẽ lộ hẳn ra ngoài âm hộ, không đẩy vào trong âm đạo được.

Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh lý rối loạn chức năng sàn chậu:

  • Són tiểu khi ho, khi chạy nhảy hoặc mang vật nặng
  • Không nín tiểu được theo ý muốn khi mắc tiểu
  • Tiểu đêm trên một lần
  • Tăng hoặc giảm cảm giác mắc tiểu, tiểu lắt nhắt trên 8 lần/ngày
  • Tiểu khó phải rặn
  • Cảm giác đi tiểu không hết
  • Són hơi, són phân khi ho, hắt hơi hay chạy nhảy
  • Không kiểm soát khi xì hơi mặc mắc đi tiêu
  • Táo bón kéo dài, đi tiêu khó phải dùng thuốc bơm hoặc thuốc uống

Theo thống kê của Hội Sàn chậu học TP.HCM, khoảng 50% phụ nữ trên 40 tuổi bị rối loạn chức năng sàn chậu với biểu hiện són tiểu. Khoảng 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị rối loạn chức năng sàn chậu với triệu chứng sa tử cung, sa bàng quang và sa trực tràng. Một số biểu hiện thường gặp khác của bệnh là đau khi giao hợp, âm đạo giãn rộng, teo và khô âm đạo trong thời kỳ mãn kinh, đau vùng thắt lưng chậu, đau vùng bụng dưới, đau cửa mình…

Dịch vụ sàn chậu tại FV – xua tan nỗi lo “thầm kín” tuổi trung niên

Nhằm xua tan nỗi lo “thầm kín” khiến chị em mất tự tin trong sinh hoạt hằng ngày, Bệnh viện FV triển khai dịch vụ điều trị toàn diện và chuyên sâu bệnh lý rối loạn sàn chậu nữ. Chương trình do đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm người Việt và Pháp đến từ đơn vị Sản phụ khoa, Tiết niệu & Nam khoa cùng khoa Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng thực hiện, được dẫn dắt bởi bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vĩnh Thành – Phó khoa Sản Phụ khoa phối hợp cùng bác sĩ sản khoa Nguyễn Đức TrườngVõ Triệu Đạt. Bác sĩ Vĩnh Thành từng đảm nhận vị trí Trưởng Đơn vị Niệu Phụ khoa Bệnh viện Từ Dũ, giảng viên đào tạo về lĩnh vực sàn chậu, được nhận kỷ niệm chương Vì Sức khỏe Nhân dân do Bộ trưởng Bộ Y tế Việt nam trao tặng.

Ở FV, chúng tôi có các biện pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân. Ở giai đoạn sớm, khi các cơ quan vùng chậu bị sa ít, phương pháp điều trị chủ yếu là bảo tồn bằng các bài tập vật lý trị liệu, hướng dẫn thay đổi hành vi lối sống, đặt dụng cụ pessary… Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân cần phẫu thuật để củng cố và tăng sức kéo của hệ thống dây chằng vùng chậu.

Đặc biệt, đối với điều trị bệnh lý són tiểu, Bệnh viện FV còn trang bị máy đo niệu động học Aquarius LT Laborie 2017 cho phép đánh giá chính xác các rối loạn đường tiểu thông qua 6 phép đo gồm: đo niệu dòng, áp lực bàng quang, điện cơ vùng tầng sinh môn, áp lực cơ thắt niệu đạo, áp lực són tiểu, khảo sát mối tương quan áp lực – niệu dòng. Các phép đo này là những khảo sát hết sức cần thiết cho bác sĩ nếu muốn chẩn đoán đầy đủ về bệnh lý rối loạn đi tiểu. Đây là phép đo duy nhất không xâm nhập trong các phép đo niệu động học. Khoa Tiết niệu & Nam khoa FV hiện là một trong số ít các đơn vị tại khu vực phía Nam trang bị máy đo niệu động học do các chuyên gia được đào tạo bài bản về kỹ thuật này thực hiện.

Từ 7/7 – 24/8/2019, bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn – chuyên gia Niệu động lực học đến từ Pháp, sẽ thăm khám và điều trị cho bệnh nhân tại khoa Niệu Bệnh viện FV.
Bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn là Trưởng khoa Niệu Động lực học Bệnh viện CMUDD Grenoble (Pháp). Ông đã có nhiều đóng góp y khoa cho nước Pháp và được nhận Huân chương Quốc gia do Bộ Trưởng Bộ Y tế Pháp trao tặng. Với việc thực hiện hơn 20.000 ca niệu động lực học tại Pháp, Bác sĩ Nhàn là chuyên gia thực hiện nghiệm pháp niệu động lực học để chẩn đoán các hiện tượng són tiểu khi gắng sức – một rối loạn sinh lý có thể xảy ra ở trẻ em lẫn người lớn, nam lẫn nữ, nhưng thường gặp nhất là ở phụ nữ độ tuổi 50-55 do ảnh hưởng của việc mang thai, sinh nở, ảnh hưởng về nội tiết tố thời kỳ mãn kinh làm suy yếu sàn chậu, cơ quan nâng đỡ bị yếu đi, niệu đạo cơ vòng không khép kín hoàn toàn.

Liên hệ đặt hẹn bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn – Khoa Tiết niệu & Nam khoa FV: (028) 5411 3333 – Máy nhánh 1032.
Liên hệ đặt hẹn bác sĩ Khoa Sản Phụ khoa FV: (028) 5411 3333 – Máy nhánh 6000.

Zalo