Tổng Quan Về Cholesterol (Mỡ Trong Máu)

Cholesterol là một chất béo có trong máu. Cơ thể cần cholesterol để tạo ra các tế bào khỏe mạnh, nhưng nếu mức cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Mức cholesterol cao có thể làm mỡ tích tụ trong mạch máu. Về lâu dài, lớp mỡ này tích tụ nhiều hơn gây cản trở máu chảy qua động mạch. Đôi khi, lớp mỡ này có thể vỡ đột ngột và tạo thành cục máu đông dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Cholesterol cao có thể do di truyền, nhưng thường là do kết quả của lối sống không lành mạnh, nên vẫn có thể phòng ngừa và điều trị. Một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc khi cần có thể giúp giảm cholesterol. 

CÁC LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA MỠ TRONG MÁU 

Có nhiều loại mỡ trong máu:

  • Cholesterol LDL còn gọi là mỡ xấu. Nó có thể gây hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Cách tốt nhất để bảo vệ tim mạch là giữ LDL ở mức tiêu chuẩn;
  • Cholesterol HDL còn gọi là mỡ tốt. Nó giúp loại bỏ các lớp mỡ tích tụ bên trong mạch máu và giữ cho mạch máu không bị tắc nghẽn;
  • Triglycerides là một loại chất béo khác. Nếu Triglycerides cao sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. 

MỨC TIÊU CHUẨN CỦA MỠ TRONG MÁU THEO KHUYẾN CÁO? 

Cholesterol toàn phần (TC) 

Có liên quan trực tiếp đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Giá trị mục tiêu:

  • 75-169 mg/dL đối với bệnh nhân từ 20 tuổi trở xuống
  • 100-199 mg/dL đối với bệnh nhân trên 21 tuổi.

Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL), “Cholesterol tốt” 

Mức HDL cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp. Do đó mức HDL càng cao thì càng tốt. 

Mức tiêu chuẩn: trên 40 mg/ dL.

Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL), “Cholesterol xấu” 

Mức LDL (mỡ xấu) cao gắn liền với nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao, bao gồm bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và tử vong. Làm giảm mức LDL xuống chính là mục đích điều trị chính của các loại thuốc giảm cholesterol. 

Mức tiêu chuẩn:

  • Dưới 70 mg/dL đối với trường hợp có bệnh tim mạch và có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao (hội chứng chuyển hóa);
  • Dưới 100 mg/dL đối với trường hợp có nguy cơ cao (ví dụ như một số bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim);
  • Dưới 130 mg/dL đối với trường hợp có nguy cơ mắc bệnh mạch vành thấp.

Triglycerides (TG) 

Mức triglycerides cao ở bệnh nhân béo phì hoặc tiểu đường là do tiêu thụ thực phẩm có chứa đường đơn hoặc uống rượu bia. Mức triglycerides này liên quan trực tiếp với bệnh tim mạch. 

Mức tiêu chuẩn: dưới 150 mg/dL 

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA CHOLESTEROL XẤU? 

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ của cholesterol xấu bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn chất béo bão hòa có trong sản phẩm làm từ động vật và chất béo trans (acid béo xấu) có trong một số bánh quy ngọt, bánh quy giòn và bắp rang bằng lò vi sóng có thể làm tăng cholesterol. Thực phẩm như thịt đỏ và sản phẩm từ sữa nguyên béo, cũng làm tăng cholesterol;
  • Béo phì: Chỉ số cơ thể (BMI) ≥ 30 có nguy cơ tăng cholesterol;
  • Ít vận động: tập thể dục làm tăng cholesterol HDL (“mỡ tốt”) trong cơ thể, đồng thời giảm khối lượng thành phần tạo nên cholesterol LDL (“mỡ xấu”) làm giảm nguy hại;
  • Hút thuốc lá: gây tổn thương thành mạch máu, làm mỡ dễ tích tụ hơn. Hút thuốc lá cũng có thể làm giảm cholesterol HDL (“mỡ tốt”);

  • Tuổi tác: khi lão hóa cơ thể sẽ có những thay đổi hóa học, từ đó làm tăng nguy cơ cholesterol cao. Ví dụ như khi lớn tuổi, khả năng loại bỏ cholesterol LDL (mỡ xấu) của gan sẽ giảm;
  • Bệnh tiểu đường: tăng đường huyết góp phần làm tăng cholesterol nguy hiểm gọi là Lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL – mỡ xấu) và làm giảm cholesterol HDL (mỡ tốt). Tăng đường huyết còn làm tổn thương niêm mạc động mạch. 

LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN CHOLESTEROL? 

Bệnh nhân có thể thực hiện các bước sau để cải thiện cholesterol:

  • Bỏ thuốc lá. Khi ngừng hút thuốc, cholesterol tốt có thể được cải thiện lên đến 10%;
  • Giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp. Lưu ý khẩu phần thức ăn, tần suất bữa ăn và đồ ăn vặt. Ăn ít nhất 3 bữa mỗi ngày vào các giờ thông thường (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối);
  • Ăn thực phẩm giúp giảm lượng cholesterol như thực phẩm giàu chất xơ (các loại đậu, rau củ và trái cây) và thực phẩm nguyên hạt (yến mạch, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác, bánh mì nguyên hạt, bột ngũ cốc nguyên hạt). Tránh thực phẩm có nhiều đường – nước ngọt, bánh ngọt, bánh quy, kem và kẹo;
  • Tránh thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là có nguồn gốc từ động vật. Sử dụng chất béo tốt vừa phải như từ cá, các loại hạt, đậu nành và các loại dầu chứa omega-3 cao. Các phương pháp nấu ăn được ưu tiên là hấp, luộc, nướng lò và nướng trực tiếp;
  • Uống rượu/bia vừa phải; Rượu/bia làm tăng sự hấp thụ chất béo trong đường tiêu hóa và giảm khả năng tiêu hóa chất béo làm tăng lượng cholesterol và triglycerides trong máu;
  • Tập thể dục thường xuyên. Dành thời gian đi bộ hoặc chạy bộ 30 phút/ngày và 5 ngày trong tuần. Việc tập thể dục thương xuyên có thể giúp tăng lượng cholesterol “tốt” và giảm lượng cholesterol “xấu”.

Chế độ ăn ít cholesterol

 

Nhóm thực phẩm

 

Thực phẩm được khuyến cáo

Thực phẩm nên hạn chế 

Thực phẩm nên tránh

 

Sản phẩm từ sữa

 

Sữa tách béo

Sữa chua không béo/Sữa chua Hy Lạp

Phô mai có không quá 3g chất béo trên 30g (phô mai không béo, Ricotta)

 

 

Sữa tách béo một phần/Sữa ít béo

Sữa chua ít béo

Kem chua

Phô mai có 3-5g chất béo trên 30g và có trọng lượng nhỏ (Parmesan, Mozzarella, Feta)

Sữa nguyên kem

Bột sữa nguyên kem

Phô mai có hơn 5g chất béo trên 30g và có trọng lượng quá mức

 

 

Thịt, cá, trứng

Gà và gà tây (phần ức, không da, không mỡ)

Lòng trắng trứng

Thịt đỏ (heo, bò, bê, v.v)

Đùi và cánh gà

Vịt không da

Lòng đỏ trứng: TỐI ĐA 3 LẦN/TUẦN

Sò, ốc

Thịt mỡ (đặc biệt là thịt cừu)

Tim, gan, lòng, và cơ quan nội tạng khác

Trứng cá, trứng cá muối

Gan ngỗng

Bánh mì kẹp xúc xích, xúc xích, thức ăn bán sẵn (trừ thịt giăm bông)

Tôm hùm, trứng cua, đầu tôm, hàu, nghêu

Bên trong thực phẩm thương mại

 

Tinh bột

Bánh mì nguyên cám

Gạo nguyên cám

Khoai tây nướng/luộc thường

Mì ống

Các loại đậu, củ, ngũ cốc, bột semolina, v.v

Bánh ngũ cốc granola

Bánh quy

Bánh muffin

Bánh bắp

Bánh mì và bánh mì brioche có bơ hoặc dầu

Khoai tây chiên

Bánh sừng bò

Bánh ngọt

Mì trứng

Thực phẩm thương mại

 

Rau củ

Tất cả

 

Thực phẩm thương mại

Được sơ chế bằng dầu mỡ; chiên ngập dầu mỡ

 

Trái cây

 

Tất cả

 

Trái cây bọc đường

 

Thực phẩm béo

Dầu bắp

Dầu oliu

Dầu hạt cải canola

Dầu hoa hướng dương

Dầu đậu nành

Dầu cá nước lạnh

Dầu đậu phộng

Dầu mè

Các loại hạt: mắc ca, hạnh nhanh, đậu phộng, hạt dẻ, v.v

Dầu dừa (dầu MCT)

Nước cốt dừa

 

 

Dầu cọ

Bơ và kem

Mỡ động vật (mỡ heo, v.v.)

Bơ loãng

Dầu thực vật hydro hóa như bơ thực vật

Thịt xông khói

Mỡ tiết ra từ thịt và thịt gà

 

Thực phẩm ngọt

 

Đường, mật ong, mứt, bánh quy và bánh

 

Bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy và bánh (được làm từ bơ, dầu, kem hoặc trứng) như bánh quy, bánh hấp, bánh táo, bánh muffin, bánh kếp, bánh sừng bò, v.v

Sôcôla, kem

 

Khác

 

Hương liệu, thảo mộc, muối

Gia vị (cà ri, sa tế, tiêu, v.v.)

Gia vị (mù tạt, nước sốt cay, vv)

 

Thức ăn nhanh

Nước sốt béo (làm từ bơ, dầu, kem hoặc trứng) như Mayonnaise, Béarnaise, v.v

Nước luộc thịt béo

Chà bông heo

Thức uống 3 trong 1, 2 trong 1, kem đặc

 

Thức uống

 

Nước, nước trái cây hoặc rau củ, siro trái cây, nước thuốc sắc, trà, cà phê

 

 

Bia: 1 lon 330mL

Rượu rum/whiskey: 1 shot 45mL

Rượu đỏ: 1 ly 150mL

Nam giới: 1-2 ly/ngày

Nữ giới: 1 ly/ngày

 

Lượng rượu quá mức

Lượng soda và đồ uống ngọt quá mức

Sữa lắc, sữa mạch nha và đồ uống sô cô la

Mẫu thực đơn:

 

Bữa ăn

 

Kiểu Tây

 

Kiểu Á

 

Sáng

 

2 miếng bánh mì/bánh mì tròn/bánh mì rusk nguyên hạt

Lòng trắng trứng tráng

1 muỗng cà phê mứt cam

1 sữa chua Hy Lạp/không béo

 

Trà nhạt hoặc cà phê nhạt (không đường hoặc với đường kiêng)

½ ly dâu tươi

 

1 tô phở lớn (tránh thịt mỡ và nước dùng béo) với thịt gà nạc và rau

1 sữa chua Hy Lạp/không béo

 

 

Trà nhạt hoặc cà phê nhạt (không đường hoặc với đường kiêng)

 

½ ly dâu tươi

 

Ăn nhẹ buổi sáng

 

20g hạt

 

20g hạt

 

Buổi trưa

Canh rau củ

2 miếng bánh mì cuộn

½ ức gà nướng (60g) không da

Xà lách trộn với sốt salad không béo

Gelatin

Canh rau củ

1 chén cơm

1 miếng cá kho

1 đĩa rau xanh luộc

 

1 miếng thanh long

 

Ăn nhẹ buổi chiều

 

1 ly sữa không béo 200mL

 

1 ly sữa không béo hoặc sữa đậu nành 200mL

 

Buổi tối

 

Canh rau củ (tránh dầu mỡ)

1 chén khoai tây nghiền

1-2 lát cá phi lê hấp

½ chén ngô và cà rốt

1 chén xà lách trái cây tươi

 

Canh rau củ (tránh dầu mỡ)

1 chén cơm

2 miếng đậu hũ với sốt cà chua

1 đĩa rau xanh luộc

1 lát bơ

Hàm lượng Cholesterol trong các thực phẩm thông thường (bằng mg): 

 

Thịt nạc/100g

Heo

Cá phi lê

Tôm

Mực

63

65

62

36

119

220

 

Thịt nội tạng/100g

 

Heo

253

230

150

 

Sữa/1 ly

Sữa nguyên kem

Sữa ít béo

Sữa không béo/tách béo

33

18

3

 

Trứng

Trứng gà, nguyên cái

Trứng vịt

Chim cút

174

418

357

 

Chất béo/muỗng cà phê

 

 

11

THUỐC

Lối sống lành mạnh là giải pháp đầu tiên giúp ngăn ngừa tình trạng cholesterol cao. Tuy nhiên, đôi khi chế độ ăn và tập thể dục vẫn chưa đủ mà cần phải dùng thêm thuốc giảm cholesterol. Thuốc cholesterol có thể giúp:

  • Giảm Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL), là cholesterol “xấu” làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim;
  • Giảm triglycerides, là loại mỡ trong máu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim;
  • Tăng Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL), là cholesterol “tốt” giúp bảo vệ tim mạch.

Bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc điều trị cholesterol. Dưới đây là những lợi ích, cảnh báo và tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc điều trị cholesterol thường gặp:

  • Statins: giảm LDL, tăng HDL, và giảm triglyceride. Tác dụng phụ gồm đau cơ, tăng đường huyết, táo bón, buồn nôn. Nếu đang mang thai thì không nên dùng statins;
  • Dẫn xuất của acid fibric, còn gọi là fibrate: giảm triglycerides và tăng HDL. Tác dụng phụ chính là buồn nôn, đau dạ dày, nhức đầu, chóng mặt;

  • Axit nicotinic, còn gọi là niacin: giảm triglycerides và LDL, tăng HDL. Tác dụng phụ chính là nóng bừng mặt và cổ, ngứa, rối loạn tiêu hóa, tăng đường huyết;
  • Chất ức chế hấp thu cholesterol: giảm LDL và triglyceride, tăng HDL. Tác dụng phụ chính là đau dạ dày, mệt mỏi, đau cơ;
  • Thuốc gắn acid mật: giảm LDL và có thể tăng HDL. Thuốc không tác động đến triglycerides hoặc trong một số trường hợp, có thể làm tăng triglyceride. Tác dụng phụ chính là táo bón, chướng bụng, đầy hơi.

Tài liệu này chỉ dành cho mục đích cung cấp thông tin và không dùng thay thế cho việc thăm khám tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Nếu có câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe, hãy đến cơ sở y tế thăm khám và trao đổi với bác sĩ.

Zalo