Mục lục
- 1. Tình hình bệnh lý tim mạch ở người trẻ hiện nay
- 2. Nguyên nhân gây bệnh lý tim mạch ở người trẻ
- 2.1 Tác động của stress từ công việc và học hành
- 2.2 Bệnh tiểu đường
- 2.3 Hút thuốc lá – thuốc lá điện tử
- 2.4 Lạm dụng chất kích thích
- 2.5 Gia tăng tỷ lệ tăng huyết áp ở người trẻ
- 2.6 Thừa cân, béo phì
- 2.7 Lối sống ít vận động
- 2.8 Di truyền và các bệnh lý tiềm ẩn
- 3. Biện pháp phòng ngừa bệnh lý tim mạch ở người trẻ
- 3.1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
- 3.2. Tăng cường vận động thể chất
- 3.3. Tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích
- 3.4. Kiểm soát căng thẳng và duy trì tinh thần lạc quan
- 3.5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh lý tim mạch
- 4. Kết luận
Trong xã hội hiện đại, bệnh lý tim mạch, nhồi máu cơ tim và ngừng tim được xem là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Trước đây, các bệnh về tim mạch chủ yếu được cho là vấn đề của người cao tuổi. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay chỉ ra rằng người trẻ đang ngày càng đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng.
Nhận biết những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng bệnh tim mạch ở người trẻ sẽ giúp bạn nâng cao nhận thức và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy tìm hiểu ngay những thông tin về bệnh lý tim mạch được cập nhật mới nhất.
1. Tình hình bệnh lý tim mạch ở người trẻ hiện nay
Trước đây, đau tim chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi và rất hiếm khi xảy ra ở người dưới 40 tuổi. Thế nhưng, hiện nay đã có đến 20% số ca nhồi máu cơ tim xảy ra ở những người có độ tuổi dưới 40.
Xem thêm video clip:
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, từ năm 2000 đến 2016, tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở người trẻ tăng trung bình 2% mỗi năm. Đồng thời, nguy cơ tử vong sau cơn đau tim của người trẻ không hề thấp hơn so với người lớn tuổi. Sau cơn nhồi máu cơ tim đầu tiên, khả năng tử vong do cơn đau tim thứ hai hoặc đột quỵ đều cao như nhau bất kể độ tuổi và giới tính.

2. Nguyên nhân gây bệnh lý tim mạch ở người trẻ
Bệnh lý tim mạch không còn chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà ngày càng trẻ hóa bởi những nguyên nhân chính như sau:
2.1 Tác động của stress từ công việc và học hành
Áp lực cuộc sống hiện đại khiến nhiều người trẻ đối mặt với căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch. Từ đó, bệnh lý tim mạch cũng dần trẻ hóa. Cụ thể:
- Tăng huyết áp tạm thời: Stress kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm tăng huyết áp, nhịp tim và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Lạm dụng đồ ăn nhanh và chất kích thích: Khi bị căng thẳng, nhiều người có xu hướng ăn uống thiếu kiểm soát hoặc hút thuốc, uống rượu để giải tỏa, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
- Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ: Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không sâu có thể ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim và huyết áp cao.
2.2 Bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao gấp 2 – 4 lần so với những người không mắc bệnh. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, dẫn đến tổn thương mạch máu, làm gia tăng sự tích tụ chất béo trong động mạch và gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác như cao huyết áp và rối loạn mỡ máu, làm gia tăng đáng kể nguy cơ đau tim.
2.3 Hút thuốc lá – thuốc lá điện tử
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch ở người trẻ. Nguy cơ đau tim tỷ lệ thuận với số lượng thuốc lá tiêu thụ. Chẳng hạn, những người hút một gói thuốc lá mỗi ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ đau tim so với người không hút thuốc.
Mặc dù thuốc lá điện tử được cho là ít nguy hiểm hơn thuốc lá truyền thống, nhưng nó vẫn chứa nicotine và các hợp chất độc hại khác có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim. Theo một nghiên cứu gần đây, những người hút thuốc lá điện tử có nguy cơ đau tim cao hơn 34% so với người không hút thuốc.
2.4 Lạm dụng chất kích thích
Việc sử dụng chất kích thích như cần sa và cocaine có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến tim mạch. Cần sa làm tăng nhịp tim và dẫn đến nguy cơ đau tim. Bên cạnh đó, tác động của cocaine đối với hệ tim mạch đã được chứng minh rõ ràng: nó làm tăng nhịp tim, co thắt mạch máu và tăng huyết áp – tất cả đều liên quan trực tiếp đến nguy cơ đau tim cũng như các bệnh lý tim mạch khác.
Nhiều trường hợp đau tim hoàn toàn có thể phòng ngừa được thông qua việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ, thay đổi lối sống và sử dụng thuốc nếu cần thiết.
2.5 Gia tăng tỷ lệ tăng huyết áp ở người trẻ
Tăng huyết áp (cao huyết áp) là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch. Đáng lo ngại là tình trạng này đang có xu hướng gia tăng nhanh hơn ở người trẻ so với người lớn tuổi.

2.6 Thừa cân, béo phì
Thừa cân và béo phì làm gia tăng đáng kể nguy cơ đau tim. Trọng lượng cơ thể dư thừa chất béo tạo áp lực lớn lên tim, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn. Ngay cả khi không có bệnh lý nền, tình trạng béo phì vẫn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.
Hơn nữa, người thừa cân và béo phì thường đi kèm với các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường và rối loạn mỡ máu – những yếu tố góp phần gây tổn thương tim mạch.
2.7 Lối sống ít vận động
Ngồi lâu, ít vận động làm tăng nguy cơ béo phì, cao huyết áp và tiểu đường – những yếu tố hàng đầu gây bệnh tim mạch. Do đó, người trẻ cần hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng cường tuần hoàn máu, kiểm soát huyết áp và duy trì cân nặng hợp lý.
2.8 Di truyền và các bệnh lý tiềm ẩn
Nhiều người thắc mắc bệnh tim có di truyền không, thực tế chứng minh câu trả lời là: Có! Một số người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn do yếu tố di truyền và các bệnh lý nền. Chẳng hạn như:
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch: Nếu bố mẹ hoặc người thân cận huyết từng bị bệnh tim mạch, nguy cơ mắc bệnh của các thế hệ sau cũng cao hơn.
- Các bệnh lý tiềm ẩn: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường type 1 và type 2 là những bệnh có tính chất di truyền, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, bệnh tim bẩm sinh có thể không được phát hiện sớm và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.
3. Biện pháp phòng ngừa bệnh lý tim mạch ở người trẻ
Ngay cả khi không gây tử vong, một cơn đau tim vẫn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Vậy, cách phòng ngừa bệnh tim mạch là gì? Sau đây là một số giải pháp để bảo vệ trái tim của bạn.
3.1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn để giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Tăng cường rau xanh, trái cây, các loại hạt và thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu để bảo vệ tim mạch.
- Giảm lượng muối và đường hóa học trong khẩu phần ăn, giúp kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa tiểu đường.
3.2. Tăng cường vận động thể chất
- Duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần với các bài tập như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội.
- Tập luyện thể thao không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe tim mạch.
3.3. Tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích
- Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh tim mạch. Nicotine và các hóa chất độc hại trong khói thuốc có thể làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Thuốc lá điện tử cũng không an toàn, vì chứa nicotine và các chất có thể làm tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim.
- Rượu bia nên được tiêu thụ ở mức độ hạn chế, vì uống nhiều có thể gây tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và suy tim.
3.4. Kiểm soát căng thẳng và duy trì tinh thần lạc quan
Stress kéo dài có thể làm tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và dẫn đến nguy cơ đau tim. Hãy tìm cách thư giãn bằng thiền, yoga, đọc sách hoặc dành thời gian cho sở thích cá nhân để cân bằng cảm xúc.
3.5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh lý tim mạch
Nếu gia đình có tiền sử bệnh tim, tăng huyết áp hoặc tiểu đường, bạn nên chủ động kiểm tra sức khỏe từ sớm. Thông qua tầm soát các bệnh huyết áp, mỡ máu và đường huyết sẽ giúp phát hiện các nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch và có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
4. Kết luận
Nhận thức sớm về bệnh lý tim mạch và thực hiện các biện pháp phòng ngừa kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch, đặc biệt đối với người trẻ tuổi. Một lối sống lành mạnh, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, vận động thường xuyên, kiểm soát căng thẳng và khám tầm soát định kỳ có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, để đảm bảo việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả, việc lựa chọn cơ sở y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế là vô cùng cần thiết. Bệnh viện FV – đạt chứng nhận JCI quốc tế, cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch như đột quỵ suy tim, hở van tim, rung nhĩ, cơ tim phì đại… bằng kỹ thuật tiên tiến với sự dẫn dắt của bác sĩ Hồ Minh Tuấn cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ là nơi giúp bạn thoát khỏi những lo ngại về bệnh tim. Các kỹ thuật hiện đại như bơm cồn sinh học, thay van động mạch chủ qua da… tại FV giúp điều trị kịp thời các bệnh lý tim mạch, mang lại cơ hội hồi phục tốt nhất cho bệnh nhân.
Trong Hội nghị Tim Mạch Hà Nội 2023, Tiến sĩ – bác sĩ Hồ Minh Tuấn chia sẻ: “Tại FV chúng tôi đã tiếp nhận và điều trị thành công nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nặng, hiếm gặp bằng các phương pháp mới. Hội nghị là cơ hội để chúng tôi chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp, để có được những hướng xử lý tốt nhất cho người bệnh”. Định hướng điều trị bệnh lý tim mạch tại Bệnh viện FV nổi bật với phương pháp can thiệp tim mạch qua da. Đây là phương pháp xử lý các biến chứng tim mạch nhanh chóng, ít xâm lấn.
Để hiểu rõ tình trạng bệnh lý tim mạch đang ngày càng trẻ hóa, bạn có thể xem thêm video chia sẻ: “Cảnh báo tình trạng người trẻ bị nhồi máu cơ tim” dưới đây:
Hãy chủ động bảo vệ trái tim của bạn ngay hôm nay bằng cách tầm soát sức khỏe tim mạch tại Bệnh viện FV để hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh và an tâm hơn!
Thông tin liên hệ Bệnh viện FV:
- Số điện thoại: (028) 54 11 33 33
- Website: https://www.fvhospital.com/vi/
- Địa chỉ Bệnh viện FV: 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng), Q7, Tp HCM