Tin tức

Giải thích sự khác nhau về kết quả xét nghiệm Covid-19 ở một bệnh nhân

Sáng ngày 2 tháng 7, Bộ Y tế bước đầu xác nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 của bệnh nhân Indonesia là âm tính. Xét nghiệm ở những người có tiếp xúc với bệnh nhân này trong thời gian gần đây cũng cho kết quả âm tính.

Trước đó, ngày 30 tháng 6 năm 2020, bệnh nhân đã đến Phòng khám Family Medical Practice ở Quận 2 để thực hiện xét nghiệm Covid-19 trước khi bay đi Indonesia. Vì phòng khám nêu trên không đủ điều kiện để thực hiện xét nghiệm này, nên mẫu bệnh phẩm đã được gửi đến Bệnh viện FV, nơi được Bộ Y tế cấp phép thực hiện xét nghiệm Covid-19.

Vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày, sau khi phát hiện kết quả dương tính một phần (tìm thấy một số gen đặc trưng của SARS Covid-19, không phải tất cả, cụ thể là các gen N và gen RdRP), Bệnh viện FV đã báo cáo thông tin này cho Phòng khám Family Medical Practice và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tp.HCM (HCDC), đồng thời gửi mẫu xét nghiệm đến Bệnh viện Nhiệt đới để kiểm tra lại theo yêu cầu của HCDC.

Thời gian ủ bệnh của Covid-19 trung bình khoảng 4 đến 5 ngày, có thể kéo dài từ 2 ngày đến 2 tuần sau khi nhiễm bệnh. Do không có bất kỳ trường hợp dương tính nào xảy ra trong cộng đồng ở Việt Nam trong hơn 2 tháng nay,  đồng thời bệnh nhân này đã đến Việt Nam từ đầu tháng 3 và không đi bất cứ nước nào khác kể từ đó, nên khả năng anh ta bị nhiễm Covid-19 là không thể xảy ra.

Viện Pasteur đã tìm kiếm gen E nhưng không tìm được và kết luận chính xác rằng bệnh nhân không bị nhiễm bệnh. Sau đó, xét nghiệm huyết thanh học đã được thực hiện và kết quả dương tính với kháng thể IgG, điều đó có nghĩa là bệnh nhân có lẽ đã bị nhiễm bệnh trước đây đã lâu.

Điều này đã xảy ra như thế nào? Sự thật là, xét nghiệm PCR phát hiện các đoạn RNA, có thể có trong các mảnh vụn của virus và không phân biệt giữa virus truyền nhiễm và axit nucleic (RNA) không gây lây nhiễm.

Điều này đã được diễn giải và công bố tại: https://www.thelancet.com/pdfs/journals/lancet/PIIS0140-6736(20)30566-3.pdf rằng xác virus Covid-19 có thể tồn tại khá lâu sau khi bệnh nhân khỏi bệnh. Có nghĩa là, cơ thể một người có sự tồn tại của xác virus không có nghĩa là người đó có nguy cơ lây nhiễm. Việc lây nhiễm xảy ra khi có virus “sống” và được chứng minh bằng kỹ thuật nuôi cấy virus. Còn xác virus tìm thấy ở những bệnh nhân đã hồi phục sau nhiễm bệnh khi nuôi cấy sẽ cho ra kết quả âm tính.

Điều này do hệ thống miễn dịch vô hiệu hóa virus bằng cách làm mất lớp vỏ hoặc các hạt virus tổng hợp. Các quá trình này ngăn ngừa khả năng lây nhiễm của virus nhưng không loại bỏ các axit nucleic (RNA) – chất này sẽ được đào thải theo thời gian.

Đối với nhiều bệnh truyền nhiễm do virus (SARS, MERS, cúm, Ebola, Zika và nhiều bệnh khác), người ta biết rằng sự tồn tại của RNA có thể được phát hiện ở một khoảng thời gian rất lâu sau khi virus lây nhiễm biến mất. Với virus sởi, sự lây nhiễm của RNA vẫn có thể được phát hiện sau 6 – 8 tuần kể từ khi loại bỏ được virus truyền nhiễm. Như vậy, việc phát hiện RNA có trong xác Covid-19 trong cơ thể một ai đó không có nghĩa là người đó sẽ lây nhiễm bệnh.

Chúng tôi hy vọng rằng những lý giải trên đây giải thích rõ câu chuyện bệnh nhân này.

Bệnh viện FV muốn khẳng định rằng, trái với những gì được công bố, bệnh nhân chưa từng đến Bệnh viện FV mà bệnh viện chỉ nhận được mẫu xét nghiệm; và ngay khi phát hiện kết quả xét nghiệm dương tính yếu, cả Phòng khám Family Medical Practice và Bệnh viện FV đều hợp tác với HCDC, đồng thời bệnh nhân cũng được cách ly ngay lập tức cho đến khi có thêm kết quả xét nghiệm khác.

Zalo