5 Thời điểm sử dụng thuốc an toàn

Tổ chức Y tế Thế giới đã thực hiện tất cả các biện pháp an toàn cần thiết để xác minh thông tin có trong tài liệu này. Tuy nhiên, tài liệu này không được đảm bảo dưới bất kỳ hình thức nào, bằng lời nói hay bằng văn bản.. Mọi trách nhiệm hay việc hiểu hoặc sử dụng tài liệu này tùy thuộc vào người đọc. Trong mọi trường hợp, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ việc sử dụng tài liệu này.


WHO/HIS/SDS/ 2019.4

© Tổ chức Y tế Thế giới 2019. Đăng ký bản quyền một phần. Tài liệu này được phát hành theo giấy phép IGO CC BY-NC-SA 3.0.

5 Thời Điểm Sử Dụng Thuốc An Toàn là những thời điểm chính mà hành động của bệnh nhân hoặc người chăm sóc có thể giảm đáng kể nguy cơ gây hại liên quan đến việc sử dụng thuốc. Mỗi thời điểm có 5 câu hỏi quan trọng. Một số câu hỏi bệnh nhân phải tự trả lời và một số khác cần sự hỗ trợ từ nhân viên y tế để giải đáp và phản ánh đúng tình trạng của bệnh nhân.

Công cụ dành cho bệnh nhân này được soạn thảo như một phần của chương trình Thử thách An toàn Bệnh nhân Toàn cầu lần thứ ba của WHO: Sử dụng thuốc nhưng không gây hại.

Công cụ này nhằm giúp bệnh nhân tham gia vào việc tự chăm sóc bản thân một cách tích cực hơn, khuyến khích bệnh nhân tìm hiểu về các loại thuốc mà họ đang sử dụng và cho phép họ trao đổi cởi mở với nhân viên y tế.

Công cụ này được sử dụng cho bệnh nhân, gia đình và người chăm sóc, với sự hỗ trợ của nhân viên y tế, ở tất cả các cấp độ chăm sóc tại các cơ sở y tế.

Đối với bệnh nhân, gia đình và người chăm sóc

Cần lưu ý 5 THỜI ĐIỂM này khi sử dụng thuốc.

Hãy ĐẶT những CÂU HỎI này và TÌM những CÂU TRẢ LỜI với sự hỗ trợ từ nhân viên y tế bất cứ khi nào bạn:

  • đến gặp bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ hoặc nha sĩ
  • đến cơ sở y tế ban đầu hoặc nhà thuốc
  • nhập viện và xuất viện từ một cơ sở y tế
  • được giới thiệu đến một cơ sở y tế khác
  • được chuyển đến một cơ sở y tế khác
  • được điều trị và chăm sóc tại nhà.

Đối với nhân viên y tế

Khuyến khích sự tham gia của bệnh nhân bằng cách giới thiệu công cụ này với bệnh nhân, gia đình và người chăm sóc đồng thời hỗ trợ họ trả lời các câu hỏi.

1. BẮT ĐẦU SỬ DỤNG MỘT THUỐC

  • Thuốc này tên là gì và dùng để làm gì?
  • Những nguy cơ và tác dụng phụ có thể xảy ra?
  • Có cách nào khác để điều trị bệnh của tôi không?
  • Tôi đã nói với nhân viên y tế về các dị ứng và bệnh lý khác của tôi chưa?
  • Tôi nên bảo quản thuốc này như thế nào?

2. SỬ DỤNG THUỐC

  • Khi nào tôi nên dùng thuốc này và tôi nên dùng bao nhiêu mỗi lần?
  • Tôi nên dùng thuốc bằng cách nào?
  • Có vấn đề gì liên quan đến thức ăn và đồ uống mà tôi cần biết khi dùng thuốc này không?
  • Tôi nên làm gì nếu quên dùng một liều thuốc này?
  • Tôi nên làm gì nếu gặp tác dụng phụ?

3. BỔ SUNG THUỐC MỚI

  • Tôi có thực sự cần thuốc khác không?
  • Tôi đã nói với nhân viên y tế về các loại thuốc mà tôi đang dùng chưa?
  • Thuốc này có tương tác với các loại thuốc khác của tôi không?
  • Tôi nên làm gì nếu nghi ngờ có tương tác thuốc?
  • Tôi có thể quản lý việc sử dụng nhiều loại thuốc một cách chính xác không?

4. KIỂM TRA THUỐC

  • Tôi có giữ danh sách tất cả các loại thuốc của mình không?
  • Tôi nên dùng mỗi loại thuốc trong bao lâu?
  • Tôi có đang dùng thuốc mà tôi không còn cần không?
  • Nhân viên y tế có kiểm tra thuốc của tôi thường xuyên không?
  • Bao lâu thì thuốc của tôi nên được kiểm tra?

5. NGỪNG SỬ DỤNG THUỐC

  • Khi nào tôi nên ngừng sử dụng mỗi loại thuốc?
  • Có loại thuốc nào mà không nên ngừng sử dụng đột ngột không?
  • Tôi nên làm gì nếu hết thuốc?
  • Nếu tôi phải ngừng sử dụng thuốc do tác dụng không mong muốn, tôi phải thông báo việc này với ai?
  • Tôi nên làm gì với số thuốc còn lại hoặc số thuốc đã hết hạn sử dụng?

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:

https://www.who.int/patientsafety/medication-safety/5moments/en/

Zalo