Y học Cổ truyền (hay Đông y) là thuật ngữ để chỉ nền y học gắn liền với các nước Á Đông, trong đó nổi bật có Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Y học cổ truyền mang tính thực nghiệm cao khi các tài liệu y học được ghi chép, truyền đời và liên tục được kiểm chứng, cải tiến tính hiệu quả qua nhiều thời kỳ. Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử, nền y học cổ truyền tại Việt Nam cũng theo lịch sử mà phát triển hơn.

Nhiều phương pháp điều trị của Y học Cổ truyền đã được Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) công nhận. Điển hình như năm 2002, WHO lần đầu công bố hơn 40 bệnh, triệu chứng và các rối loạn đã được chứng minh điều trị có hiệu quả bằng phương pháp châm cứu.

Khoa Y Học Cổ Truyền

Một số phương pháp điều trị khác của Y học Cổ truyền, cũng có tên trong danh mục kỹ thuật của Bộ Y tế Việt Nam. Điều này cho thấy tính hiệu quả trong việc chữa bệnh và cơ sở khoa học vững vàng của Y học Cổ truyền.

Hiện nay, các phương pháp điều trị Đông y đã được hiện đại hóa, đồng thời sự kết hợp với Tây y đem tới hiệu quả tích cực và nhanh chóng hơn cho người bệnh. Khoa Y học Cổ truyền thuộc FV chính là sự kết hợp giữa nền Y học lâu đời của Việt Nam và chuẩn mực của một bệnh viện mang chất lượng quốc tế.

Châm Cứu

Châm cứu là phương pháp điều trị không dùng thuốc được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Châm cứu giúp hồi phục dây thần kinh ngoại biên bằng cách cải thiện lưu lượng máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Châm cứu bao gồm 2 phương pháp là:

a/ Châm: là phương pháp dùng kim châm vào những vị trí huyệt dưới da nhằm mục đích phòng và trị bệnh. Phương pháp châm hiện nay có kết hợp với xung điện ở tần số thấp (5-80hz), nhằm làm tăng tác dụng điều trị, gọi là điện châm.

b/ Cứu: là một phương pháp dùng sức nóng tác động vào huyệt vị, thường phối hợp trong khi châm để tăng hiệu quả điều trị của châm.

Châm cứu

Châm Cứu được chỉ định trong điều trị các bệnh lý:

Bệnh lý thần kinh

  • Liệt thần kinh VII ngoại biên;
  • Đau sau Zona;
  • Đau thần kinh liên sườn;
  • Hội chứng đau thần kinh tọa;
  • Hội chứng ống cổ tay;
  • Hội chứng tic cơ mặt;
  • Liệt nửa người sau đột quỵ;
  • Đau đầu, mất ngủ;
  • Rối loạn tiền đình;

Bệnh lý cơ xương khớp

  • Thoái hoá khớp;
  • Thoái hoá cột sống;
  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Hội chứng cổ vai;

Bệnh lý khác

  • Rối loạn tiêu hoá, Táo bón/ tiêu chảy kéo dài;
  • Hen phế quản (sau giai đoạn cấp);
  • Viêm mũi xoang
  • Béo phì;
  • Rối loạn kinh nguyệt;

Cấy Chỉ

Là phương pháp đưa chỉ tự tiêu vào huyệt dưới da nhằm duy trì sự kích thích kéo dài và liên tục hơn phương pháp châm cứu. Phương pháp cấy chỉ được chỉ định trong điều trị:

  • Thẩm mỹ: giảm mỡ bụng, béo phì.
  • Bệnh lý thần kinh: liệt nửa người, đau thần kinh mặt.
  • Cơ xương khớp: hội chứng vai gáy, viêm quanh khớp vai, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
  • Một số bệnh lý khác: mất ngủ, viêm mũi xoang, trào ngược dạ dày, viêm đại tràng mãn,…

Nhĩ Châm

Là phương pháp châm cứu trên loa tai. WHO đã thông qua 39 huyệt nhĩ châm, dựa trên tiêu chí huyệt có tên quốc tế. Đồng thời, hiệu quả trị liệu của phương pháp này đã được chứng minh. Nhĩ châm được chỉ định điều trị các bệnh:

  • Đau sau phẫu thuật;
  • Đau do thần kinh;
  • Đau cơ xương khớp;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Thừa cân;

Nhĩ châm

Laser châm

Là phương pháp đưa năng lượng ánh sáng bằng tia laser công suất thấp qua da đến trực tiếp các huyệt châm cứu. Chiếu xạ Laser công suất thấp sẽ kích thích các huyệt đạo. Các lý thuyết hiện tại cho thấy, Laser công suất thấp (LLLT) có thể tác động tích cực đến việc điều chỉnh viêm, đau và sửa chữa mô nếu dùng thông số thích hợp. 

Laser châm đã được chứng minh hiệu quả lâm sàng trong việc điều trị các chứng viêm, đau và liệt nhờ công dụng phục hồi và tái tạo tế bào từ cấp độ phân tử:

  • Viêm gân gót
  • Đau thần kinh sau Zona
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Viêm đa dây thần kinh
  • Các bệnh lý liên quan rễ thần kinh (Thoát vị đĩa đệm)
  • Liệt tay chân…

Các ưu điểm của laser châm:

  • Không xâm lấn, không đau, không có nguy cơ gãy kim hoặc nhiễm trùng vị trí châm cứu vì không dùng kim
  • Không gây bầm hay xuất huyết dưới da
  • Có thể sử dụng trên nhiều đối tượng: bệnh nhân sợ kim, trẻ em, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng không châm cứu bằng kim được (Đái tháo đường), bệnh nhân có rối loạn đông máu.

Xoa Bóp Bấm Huyệt

Là kỹ thuật trị liệu bằng tay tác động qua huyệt, da, tổ chức dưới da, gân cơ của người bệnh. Những tác động vật lý này kích thích thần kinh giúp nâng cao năng lực hoạt động của cơ thể và thúc đẩy quá trình trao đổi dinh dưỡng. Phương pháp được chỉ định trong điều trị:

Xoa Bóp Bấm Huyệt

Bệnh lý cơ xương khớp:

  • Hội chứng vai gáy;
  • Viêm quanh khớp vai, thoái hóa khớp;
  • Đau lưng;

Bệnh lý thần kinh:

  • Đau đầu, mất ngủ;
  • Rối loạn tiền đình;
  • Liệt nửa người do tai biến mạch máu não;
  • Liệt VII ngoại biên;

Máy châm cứu bằng tia Laser công suất thấp LightNeedle® 600 standard

Máy châm cứu ES-160

Khoa Y học Cổ truyền sẽ thực hiện các thủ thuật chuyên khoa tại phòng tiêu chuẩn riêng biệt, với đầy đủ các trang thiết bị đạt chuẩn như máy châm cứu ES-160, máy châm cứu bằng tia Laser công suất thấp LightNeedle® 600 standard được sản xuất bởi Công ty Riemers and Janssen (Đức), các dụng cụ chuyên khoa được kiểm định đạt chuẩn an toàn quốc tế,…

Ngoài ra, Khoa Y học Cổ truyền sẽ kết hợp với trang thiết bị, tại Khoa Chẩn đoán Hình ảnh và Khoa Phục hồi Chức năng trong chẩn đoán và điều trị phục hồi. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm của nền Y học Cổ truyền và máy móc hiện đại, đa chuyên khoa tại FV sẽ mang lại những trải nghiệm tích cực và hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

 

{{doctor.language}}

Không có kết quả nào được tìm thấy...