Bản Tin Sức Khỏe

FV ứng dụng nghiệm pháp bàn nghiêng giúp chẩn đoán ngất do bệnh lý tim mạch an toàn, hiệu quả

Đối với nhiều người thường xuyên bị ngất và ngất không rõ nguyên nhân khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng vì dễ gặp phải tai nạn khi tham gia giao thông, thậm chí khi đang tắm hay leo cầu thang,… Nhiều người được chẩn đoán bị thiếu máu hoặc rối loạn tiền đình nhưng điều trị một thời gian bệnh vẫn không thuyên giảm. Để tìm ra nguyên nhân chính của ngất thì hiện nay FV đưa vào ứng dụng nghiệm pháp bàn nghiêng để đánh giá, chẩn đoán nguyên nhân chưa rõ gây ngất ở người bệnh.

Liệu pháp bàn nghiêng giúp chẩn đoán ngất do bệnh lý tim mạch an toàn, hiệu quả.
Liệu pháp bàn nghiêng giúp chẩn đoán ngất do bệnh lý tim mạch an toàn, hiệu quả.

Ưu điểm của phương pháp này là kỹ thuật khá đơn giản, dễ thực hiện và an toàn. Đặc biệt là không xâm lấn góp phần khá hiệu quả trong việc xác định ngất do tụt huyết áp ở tư thế đứng hay do phản xạ, hoặc phân biệt ngất với động kinh, giả ngất do tâm lý. Phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc xác định ngất do rối loạn hệ thống thần kinh tự động, bao gồm rối loạn tính tự động nguyên phát hoặc thứ phát, hội chứng nhịp nhanh tư thế đứng (POTS), và ngất do phản xạ phế vị.

Khi nào cần tiến hành nghiệm pháp bàn nghiêng?

Bác sĩ sẽ đề xuất nghiệm pháp bàn nghiêng nếu bạn bị choáng váng, chóng mặt, xây xẩm hoặc ngất xỉu nhiều lần mà không rõ nguyên nhân. Nghiệm pháp sẽ tạo điều kiện cho các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh xuất hiện, song song với theo dõi nhịp tim và huyết áp.

Nghiệm pháp bàn nghiêng được thực hiện như thế nào?

Người bệnh được đặt nằm trên một chiếc bàn đặc biệt có thể nâng lên từ 60 đến 80 độ trong khi điều dưỡng và bác sĩ theo dõi huyết áp và nhịp tim. Bạn có thể được yêu cầu không ăn hoặc uống từ 2 giờ trở lên trước khi tiến hành nghiệm pháp bàn nghiêng.

Bác sĩ và điều dưỡng theo dõi huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện.
Bác sĩ và điều dưỡng theo dõi huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện.

Người bệnh nằm ngửa trên một bàn được cơ giới hóa trong khoảng năm phút. Chiếc bàn sẽ được nâng lên đến vị trí gần như thẳng đứng và duy trì vị trí này từ 5 đến 45 phút, tùy thuộc vào lý do tiến hành. Người bệnh sẽ được yêu cầu giữ yên cơ thể và báo cáo các dấu hiệu hay triệu chứng như buồn nôn, đổ mồ hôi, chóng mặt hoặc nhịp tim không đều và ngất. Nếu cảm thấy không thoải mái, người bệnh nên thông báo ngay cho điều dưỡng hoặc bác sĩ.

Trong trường hợp người bệnh không bị ngất hoặc không có các triệu chứng khác sau 20 phút, người bệnh sẽ được xịt dưới lưỡi thuốc Nitroglycerin. Thuốc này có thể thúc đẩy phản xạ bất thường của hệ thần kinh, khiến người bệnh ngất xỉu. Sau đó, người bệnh vẫn giữ tư thế thẳng đứng trong 15 đến 20 phút nữa. Nhịp tim và huyết áp của người bệnh sẽ được theo dõi ở mỗi vị trí bàn để đánh giá phản ứng của tim mạch với từng sự thay đổi vị trí.

Nếu người bệnh bị ngất trong khi bàn đang ở vị trí thẳng đứng, bàn sẽ được đưa về vị trí nằm ngang ngay lập tức để tiếp tục theo dõi. Hầu hết người bệnh đều lấy lại ý thức gần như ngay lập tức.

Trong một số trường hợp, nếu huyết áp và nhịp tim thay đổi cho thấy người bệnh sắp ngất, bàn sẽ được đưa trở lại vị trí nằm ngang để người bệnh không bị mất ý thức. Khi nghiệm pháp hoàn tất, người bệnh có thể trở lại các hoạt động bình thường.

Nghiệm pháp bàn nghiêng có thể kéo dài khoảng 60 phút nếu người bệnh có thực hiện giai đoạn 2 (tiêm thuốc tĩnh mạch). Nếu chỉ thực hiện một giai đoạn, nghiệm pháp thường hoàn tất trong vòng 30 đến 40 phút.

Các kết quả của nghiệm pháp bàn nghiêng

Tùy thuộc vào kết quả, bác sĩ khoa Tim Mạch Bệnh viện FV sẽ đề nghị các xét nghiệm bổ sung để loại trừ các nguyên nhân gây ngất khác. Nếu người bệnh bị ngất do thể ức chế tim gây vô tâm thu, bác sĩ có thể đề xuất cấy máy tạo nhịp tim. Hoặc hướng dẫn chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp giúp bệnh nhân hạn chế xảy ra tình trạng ngất trong tương lai.

Khoa Tim Mạch – Bệnh viện FV với trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và chuyên sâu tại các trường Đại Học Y danh tiếng ở trong và ngoài nước, về các lĩnh vực chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, hở van tim, suy van tĩnh mạch, dị tật tim bẩm sinh, xơ vữa động mạch vành…

Khoa Tim mạch FV luôn cập nhật kiến thức y khoa thực hành mới, áp dụng thuần thục các kỹ thuật tiên tiến để chẩn đoán chính xác, điều trị xâm lấn tối thiểu và mang lại hiệu quả lâu dài cho bệnh nhân.

Từ tháng 5-2018, Bệnh viện FV đưa vào hoạt động Trung tâm Can thiệp Tim mạch (Cardiac Cathlab) với tổng số vốn đầu tư trên 1,6 triệu USD. Phòng Cathlab sở hữu hệ thống máy móc, công cụ hiện đại là “cánh tay đắc lực” giúp các bác sĩ chẩn đoán và cứu chữa kịp thời những ca bệnh lý rối loạn nhịp nguy hiểm. Với phương pháp thăm dò điện sinh lý tim và triệt đốt bằng sóng cao tần sử dụng hệ thống 3D lập bản đồ tim điều trị nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung cuồng nhĩ, nhịp nhanh nhĩ. Bên cạnh đó các rối loạn nhịp chậm nguy hiểm được điều trị bằng phương pháp cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, cấy máy phá rung sốc điện hoặc cấy máy tái đồng bộ cơ tim dành riêng cho bệnh nhân suy tim.

Để đặt hẹn và tìm hiểu thông tin, vui lòng liên hệ: Khoa Tim Mạch : (028) 5411 3467 hoặc (028) 5411 3333 Máy nhánh: 1216 / 1165.

Zalo